4 Kỹ Năng Quyết Định Thành Bại Của Nghề Môi Giới BĐS

Môi giới BĐS đang là nghề nhiều người quan tâm. Bởi lẽ cùng với cơn sốt nhà đất ngày càng tăng, thu nhập đến từ nghề này hoàn toàn không phải dạng vừa chút nào. Thế nhưng, bên cạnh những câu chuyện "chốt được căn nhà cả tháng an nhàn", vẫn có những môi giới BĐS khóc ròng vì đưa khách xem nhà đất hết cả tiền xăng mà không chốt đơn được căn nhà, lô đất nào. Vì sao lại thế?

Bởi lẽ, dù là "lính mới" hay môi giới kỳ cựu, muốn thành công trong nghề này bắt buộc phải linh hoạt và cần hội tụ đầy đủ những kỹ năng quan trọng. Dưới đây là 4 kỹ năng môi giới BĐS cần phải biết và rèn luyện mới mong sống sót trong thị trường cạnh tranh "đất chật người đông" này.

1. Cố định 1 khu vực hoạt động

Giá nhà đất luôn thay đổi liên tục theo từng thời điểm và vị trí. Nắm bắt được thông tin về thị trường, dự án mới - khu quy hoạch hoặc các thay đổi về cơ sở hạ tầng sẽ là điểm mạnh cạnh tranh cho môi giới.

Rõ ràng cùng một khách hàng với 1 yêu cầu, nếu môi giới A có thể đưa ra các thông tin về giá nhà trung bình ở khu vực đó, dự kiến cơ sở hạ tầng tương lai cũng như các thông tin về tiện ích sống sẽ dễ có được khách và dễ chốt đơn hơn. Để làm được điều đó, môi giới tốt nhất chỉ nên hoạt động ở một khu vực để dễ nắm bắt trị trường, cập nhật thông tin ở đó hơn. Như vậy sẽ tăng tỷ lệ chốt đơn cao hơn so với việc nơi nào cũng tư vấn, nhưng không thật sự tường tận thông tin nơi nào.

2. Hiểu biết về thủ tục vay mượn, vấn đề pháp lý 

Khi mua đất, mua nhà chắc chắn khách hàng sẽ có những câu hỏi liên quan đến vấn đề pháp lý, giấy tờ cũng như vay mượn tiền bạc. Muốn bán được nhà, chốt được đất ngoài kiến thức BĐS, môi giới cũng cần lận lưng kha khá hiểu biết về các lĩnh vực này. Bởi lẽ, chẳng ai có thể chốt đơn với một môi giới đã tư vấn đầy đủ nhưng tới bước cuối lại kéo dài, rắc rối vì không thể hỗ trợ, giải đáp vay tiền như thế nào, mảnh đất có thể vay được bao nhiêu tiền, khi nào có giấy tờ, thuế phí ra sao…

Môi giới không nhất thiết phải biết tất cả về thủ tục vay mượn hay pháp luật nhưng muốn thành công ít nhất cũng lận lưng được chút ít thông tin về 2 vấn đề này.

3. Chủ động, khéo léo trong giao tiếp 

Làm môi giới nếu bạn thụ động, chỉ đợi khách hàng tìm đến sẽ rất khó kiếm được hoa hồng hay chốt được BĐS. Thay vào đó bạn cần chủ động tìm kiếm tệp khách hàng lẫn nguồn BĐS. Có thể khách hàng bạn tìm đến hôm nay chưa có nhu cầu, nhưng về sau chưa chắc. Khi bạn đã tạo dựng được mối quan hệ, bạn sẽ là môi giới được khách hàng ưu tiên nhớ đến đầu tiên nếu họ muốn tư vấn, có ý định mua đất mua nhà .

Giao tiếp khéo léo không chỉ nằm ở vấn đề nói chuyện, tư vấn khách mà còn nằm ở kỹ năng thương thuyết. Nhà đất là tài sản có giá trị lớn chứ không phải bó rau, cân thịt ngoài chợ để môi giới "ép" khách hàng giao dịch ngay. Quá trình thương thuyết sẽ phải kéo dài, cần nhiều thời gian và sự khéo léo mới mong thành công.

4. Đạo đức nghề nghiệp 

Nghề nào cũng sẽ có góc khuất cạnh tranh. Để chốt được đất, nhà không ít môi giới sẵn sàng "cắt máu", giật khách của đồng nghiệp. Những điều này chỉ đem lại lợi ích tức thời và gây ra rất nhiều hạn chế về sau. Nếu không muốn được lợi hôm nay, thua lỗ ngày mai, môi giới nên giữ vững đạo đức nghề nghiệp, làm việc trung thực, tận tâm và có trách nhiệm với mọi khách hàng. "Tiếng lành đồn xa", chỉ khi làm được như vậy, bạn mới tạo dựng được niềm tin và có thể mở rộng cơ hội nghề nghiệp khi khách cũ quay lại làm việc tiếp hoặc giới thiệu theo khách mới.

Theo NE 

Pháp luật và bạn đọc 




Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan:
Đà Nẵng Đón Làn Gió Mới Với Những Khu Đô Thị Ven Sông Bài Bản

Sau thời kỳ đóng băng bởi đại dịch Covid-19, Đà Nẵng đang có những bước chuyển mình tích cực để nhanh chóng trở lại đường đua, giữ vững vị thế là thủ phủ du lịch Miền Trung, thành phố đáng...

Kiểm Soát Hoạt Động Môi Giới Bất Động Sản

Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản (MGBĐS) Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 500.000 người hoạt động trong lĩnh vực MGBĐS, làm việc trong các công ty môi giới, sàn giao dịch hoặc hoạt động...