Theo chuyên gia, với rất nhiều nhà đầu tư, bất động sản vẫn được lựa chọn là kênh đầu tư ưu tiên so với vàng, chứng khoán hay gửi tiết kiệm. Trong quý II/2022, thị trường sẽ tiếp tục xu hướng tăng trưởng, trong đó, phân khúc bất động sản công nghiệp, đất nền, nhà ở có nhiều khả năng tăng trưởng mạnh nhất. Bên cạnh đó là sự phục hồi mạnh mẽ của nhóm bất động sản nghỉ dưỡng và thương mại.
Theo kết quả khảo sát chuyên gia và doanh nghiệp bất động sản của Vietnam Report về mức biến động giá trung bình trong năm 2022 cho thấy đất nền là phân khúc có khả năng tăng giá cao nhất; phân khúc đất nền, đất nông nghiệp, nhà ở và chung cư giá rẻ có khả năng cao tăng giá trong khoảng 11 - 20%. Các phân khúc bất động sản ven đô, bất động sản công nghiệp, nhà ở và chung cư trung cấp, văn phòng cho thuê có thể tăng trung bình từ 5 - 10% so với năm trước.
Trước tình trạng sốt đất trong năm 2021, các chuyên gia trong khảo sát của Vietnam Report nhận định trong năm 2022, tình trạng sốt đất vẫn có thể sẽ tiếp tục xảy ra nhưng với xác suất thấp hơn.
Nguyên do là hiện tại các thông tin về quy hoạch, hạ tầng vẫn mang nặng tính đồn đoán và việc thổi giá bất động sản bằng các chiêu thức thiếu lành mạnh vẫn chưa có chế tài xử phạt. Tuy nhiên, sốt đất không chỉ do những nguyên nhân nói trên, nó có thể là kết quả của những chính sách vĩ mô, quy hoạch tổng thể chính thức từ chính quyền,...
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc trang Batdongsan.com.vn cho hay, người mua nhà tiếp tục đánh giá tích cực về thị trường bất động sản sau Tết Âm lịch. Với rất nhiều nhà đầu tư, bất động sản vẫn được lựa chọn là kênh đầu tư ưu tiên so với vàng, chứng khoán hay gửi tiết kiệm.
Về triển vọng thị trường bất động sản và các phân khúc bất động sản trong quý II/2022, khảo sát của batdongsan.com.vn dự báo xu hướng tăng trưởng ở hầu hết các phân khúc, trong đó phân khúc bất động sản công nghiệp, đất nền, nhà ở có nhiều khả năng tăng trưởng mạnh nhất. Bên cạnh đó là sự phục hồi mạnh mẽ của nhóm bất động sản nghỉ dưỡng và thương mại.
Sự phục hồi của phân khúc bất động sản nhà ở được thúc đẩy từ cả hai yếu tố cung và cầu, cộng hưởng với mặt bằng lãi suất thấp, pháp lý được nới lỏng và chiến lược phát triển nhà ở quốc gia của Chính phủ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với một trong những mục tiêu của chiến lược là phát triển các sản phẩm nhà ở phù hợp túi tiền của người có thu nhập thấp và trung bình. Ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã công bố những dự án mới, hứa hẹn những tín hiệu tích cực cho nguồn cung nhà ở giá rẻ từ nay đến cuối năm, mặc dù lượng cung này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn của người dân.
Phân khúc bất động sản công nghiệp có nhiều yếu tố thuận lợi từ vị trí địa lý, quỹ đất cho khu công nghiệp lớn, dòng vốn FDI chảy mạnh vào Việt Nam do tác động của các Hiệp định thương mại tự do mới được ký kết, môi trường kinh tế - chính trị ổn định và lợi thế cạnh tranh khi giá đất khu công nghiệp ở Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Những yếu tố này sẽ tạo lực đẩy phát triển và sức hấp dẫn đầu tư vào phân khúc bất động sản công nghiệp trong quý II/2022.
Ở phân khúc bất động sản thương mại văn phòng và bán lẻ, sau khi chịu những tác động nặng nề của đại dịch, năm 2022, phân khúc này có nhiều triển vọng tích cực trong bối cảnh mở cửa trở lại. Thị trường văn phòng sẽ được thúc đẩy bởi đà tăng trưởng cho thuê của khu vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử và nhu cầu trung tâm dữ liệu tăng cao. Thị trường bán lẻ cũng có nhiều tín hiệu tích cực khi ngành Du lịch được mở cửa trở lại, cùng với sự gia tăng trong tiêu dùng và sử dụng vốn.
Ông Vũ Đăng Vinh, Tổng Giám đốc Vietnam Report nhận định, động lực tăng trưởng cho ngành bất động sản nói chung, không chỉ riêng giai đoạn hậu Covid-19 còn chịu tác động bởi xu hướng đô thị hóa và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu cả về số lượng lẫn giá trị tài sản, lượng xe hơi cá nhân đang tăng nhanh cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu về một số phân khúc căn hộ cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng và đất nền.
Theo báo cáo mới nhất của Knight Frank, trong 5 năm tới, dự báo mức tăng trưởng số người siêu giàu ở Việt Nam sẽ là 26%, ngang với HongKong (Trung Quốc) và Đài Loan. Đây là cơ sở để nhiều chủ đầu tư tiếp tục theo đuổi phân khúc cao cấp, hạng sang trong thời gian tới.
Chia sẻ với báo chí về tình hình thị trường, ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc Nghiên cứu và Phát triển (DKRA Vietnam) cho biết, nguồn cung mới đang có sự cải thiện ở một số phân khúc. Đặc biệt, chỉ riêng 2 tháng đầu năm 2022, nguồn cung nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng tăng gấp 26 lần so với cùng kỳ năm 2021, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc.
“Trong quý II/2022, thị trường sẽ tiếp tục xu hướng tăng trưởng, trong đó, phân khúc bất động sản công nghiệp, đất nền, nhà ở có nhiều khả năng tăng trưởng mạnh nhất. Bên cạnh đó là sự phục hồi mạnh mẽ của nhóm bất động sản nghỉ dưỡng và thương mại”, ông Thắng nhận định.
Theo vị chuyên gia, sự phục hồi của phân khúc bất động sản nhà ở được thúc đẩy từ cả hai yếu tố cung và cầu, cộng hưởng với mặt bằng lãi suất thấp, điều kiện pháp lý được nới lỏng, đặc biệt là Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có mục tiêu phát triển các sản phẩm nhà ở phù hợp với túi tiền của người có thu nhập thấp và trung bình.
Bởi vậy, từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã công bố dự án mới, mang đến những tín hiệu tích cực về nguồn cung nhà ở giá rẻ từ nay đến cuối năm, mặc dù lượng cung trong phân khúc này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn của người dân.
Trong khi đó, phân khúc bất động sản công nghiệp có nhiều yếu tố thuận lợi, như quỹ đất công nghiệp được quy hoạch lớn, giá cho thuê cạnh tranh so với các nước trong khu vực, môi trường kinh tế - chính trị ổn định và dòng vốn FDI tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam... Những yếu tố này sẽ tạo lực đẩy phát triển cho bất động sản công nghiệp trong thời gian tới.
Sau thời kỳ đóng băng bởi đại dịch Covid-19, Đà Nẵng đang có những bước chuyển mình tích cực để nhanh chóng trở lại đường đua, giữ vững vị thế là thủ phủ du lịch Miền Trung, thành phố đáng...
Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản (MGBĐS) Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 500.000 người hoạt động trong lĩnh vực MGBĐS, làm việc trong các công ty môi giới, sàn giao dịch hoặc hoạt động...